Tại sao có nghề HSE?
1. Tại sao lại có nghề HSE ?
Nghề HSE là một trong những nghề về trách nhiệm xã hội: giảm thiểu về chấn thương, đảm bảo sức khỏe, an toàn cho người lao động, bảo vệ môi trường và tài sản của công ty.
- Tại sao an toàn là quan trọng nhất?
- Theo yêu cầu pháp luật Việt Nam
1.1. Trích Bộ Luật Lao Động 2012
Điều 139. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động
1. Người sử dụng lao động phải cử người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động. Đối với những cơ sở sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và sử dụng từ 10 lao động trở lên người sử dụng lao động phải cử người có chuyên môn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động.
2. Người làm công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
1.2. Trích Luật Bảo Vệ Môi Trường 2014
Điều 67. Bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung,Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng cụm công nghiệp,Ban quản lý khu kinh doanh, dịch vụ tập trung phải Bố trí nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường.
Điều 68. Bảo vệ môi trường cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh lượng chất thải lớn, nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường phải có bộ phận chuyên môn hoặc nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường; phải được xác nhận hệ thống quản lý môi trường theo quy định của Chính phủ.
Trích thông tư 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn – vệ sinh lao động trong cơ sở lao động ( thông tư này sắp bị thay thế)
2. Quyền hạn của bộ phận an toàn – vệ sinh lao động
- Yêu cầu người phụ trách bộ phận sản xuất ra lệnh đình chỉ công việc hoặc có thể quyết định việc tạm đình chỉ công việc (trong trường hợp khẩn cấp) khi phát hiện các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động để thi hành các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đồng thời phải báo cáo người sử dụng lao động về tình trạng này.
- Đình chỉ hoạt động của máy, thiết bị không bảo đảm an toàn hoặc đã hết hạn sử dụng.
- Tham gia điều tra, thống kê, báo cáo và quản lý các vụ tai nạn lao động theo quy định pháp luật hiện hành.
- Tham dự các cuộc họp giao ban sản xuất, sơ kết, tổng kết tình hình sản xuất kinh doanh và kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động.
- Tham gia góp ý về lĩnh vực an toàn – vệ sinh lao động tại các cuộc họp xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, trong việc lập và duyệt các đề án thiết kế, thi công, nghiệm thu, trong việc tổ chức tiếp nhận và đưa vào sử dụng nhà xưởng, máy, thiết bị.
- Tổng hợp và đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết các đề xuất, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra, của các đơn vị cấp dưới hoặc của người lao động.
- Tham gia ý kiến vào việc thi đua, khen thưởng; tổng hợp, đề xuất khen thưởng, xử lý kỷ luật đối với tập thể, cá nhân trong công tác bảo hộ lao động, an toàn – vệ sinh lao động.
3. Tổ chức bộ phận an toàn – vệ sinh lao động
1. Cơ sở lao động phải thành lập bộ phận an toàn – vệ sinh lao động theo quy định tối thiểu sau:
- Cơ sở có tổng số lao động trực tiếp dưới 300 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn – vệ sinh lao động làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
- Cơ sở có số lao động trực tiếp từ 300 đến 1.000 người phải bố trí ít nhất 01 cán bộ an toàn – vệ sinh lao động làm việc theo chế độ chuyên trách.
- Cơ sở lao động có tổng số lao động trực tiếp trên 1.000 người phải thành lập Phòng hoặc Ban an toàn – vệ sinh lao động hoặc bố trí tối thiểu 2 cán bộ chuyên trách an toàn – vệ sinh lao động;
2. Cán bộ an toàn – vệ sinh lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Có chuyên môn, nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn, kỹ thuật phòng, chống cháy nổ, kỹ thuật môi trường, vệ sinh lao động.
- Có hiểu biết về thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ của cơ sở.
3. Trường hợp cơ sở lao động không thành lập được bộ phận an toàn – vệ sinh lao động đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2 Điều này thì phải có hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực thực hiện các nhiệm vụ an toàn – vệ sinh lao động quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.