Tìm hiểu quy trình xử lý nước thải ngành dệt nhuộm

Ngành dệt may, dệt nhuộm là một ngành phát triển và đem rất nhiều lợi nhuận về cho nước ta, tuy nhiên trong quá trình sản xuất đem lại cũng không ít vấn đề ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cả môi trường sống của chúng ta. Cùng Môi trường HSE tìm hiểu…

   1. Hiện trạng của nước thải dệt nhuộm.

   Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp dệt nhuộm đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Ngành công nghiệp dệt nhuộm không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn thu được giá trị kinh tế lớn nhờ xuất khẩu. Bên cạnh đó, ngành dệt nhuộm còn giải quyết việc làm cho một lực lượng lớn lao động.

    Song song với sự phát triển là vấn đề ô nhiễm môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất. Hằng năm ngành dệt nhuộm thải vào môi trường một lượng lớn nước thải với nồng độ ô nhiễm cao do chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm đạt chuẩn hoặc hệ thống bị hư hỏng, chưa cải tạo kịp thời.

Hiện trạng ngành dệt may của Việt Nam

   2. Thành phần nước thải dệt nhuộm.

    Để thiết kế được hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm, cần phải có thông tin về lưu lượng thải và công suất yêu cầu theo quyết định cũng như các chỉ tiêu có trong thành phần nước thải.

    Do nồng độ ô nhiễm cao, chứa nhiều hóa chất, kim loại gây hại cho môi trường. Cần phải thiết kế hệ thống xử lý đạt chuẩn yêu cầu.

Các thông số chất ô nhiễm có trong nước thải ngành dệt nhuộm

   3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống

    Nước thải dệt nhuộm do chứa nhiều thành phần chất ô nhiễm, nên khi thiết kế hệ thống cần phải đạt chuẩn đề ra, đảm bảo xử lý hết các chất, vi sinh vật có trong nước thải. Các công ty ở KCN cần phải có hệ thống xử đạt tiêu chuẩn của KCN đó trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải.

 

Hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm 

   4. Nguyên lý hoạt động

    Nước thải dệt nhuộm sẽ theo đường ống dẫn chảy qua song chắn rác, để loại bỏ các rác thải, sợi tơ, chỉ. Nhằm tránh ảnh hưởng đến các thiết bị máy móc có trong hệ thống, cũng như làm tăng năng suất xử lý.

  • Bể điều hòa:

Khi nước thải chảy vào bể điều hòa, lượng khí thổi từ dưới đáy bể lên nhằm cung cấp oxi cho vi sinh vật phát triển. Lượng vi sinh vật này sẽ xử lý một phần các chất có trong nước. Thổi khí cũng giúp cho lượng rác lọt qua song sẽ nổi lên để tối ưu quá trình xử lý.

  • Bể keo tụ – tạo bông:

Nước thải từ bể điều hòa sẽ chảy qua bể keo tụ, tại bể này sẽ được châm lượng hóa chất PAC để làm tăng quá trình phản ứng, cũng đồng thời hóa chất keo tụ sẽ tạo nên những bông cặn lắng giữ lại các kim loại nặng trước khi chảy qua bể tạo bông. Chức năng chính của bể này là pha trộn các hóa chất để tạo bông cặn.

Tại bể tạo bông, polymer được châm vào và khuấy đều tạo những bông cặn lớn hơn, những bông cặn này sẽ được khuấy đều nhưng tốc độ thấp hơn. Sau khoảng thời gian ngắn, các hóa chất kiềm và acid sẽ được châm vào để điều chỉnh lại pH.

  • Bể lắng 1:

Các bông cặn sau khi tạo thành sẽ được loại bỏ khỏi nước nhờ tại bể lắng. Vận tốc nước trong bể lắng phải được duy trì sao cho tốc độ rơi hạt cặn đủ lớn để tách khỏi dòng nước. Đối với bể lắng ngang thì vận tốc hạt cặn có thể chọn là 0.45-0.6mm/s

  • Bể hiếu khí:

Tại bể lắng 1 chỉ xử lý được 1 phần các bông cặn, nên nước thải tiếp tục được đưa qua bể hiếu khí, tại đây các vi khuẩn xử lý các chất hữu cơ ở giai đoạn đầu, đến giai đoạn tiếp theo sẽ xử lý các chất oxy hóa chậm, các chất rắn hữu cơ, cacbon mạch vòng. Ở giai đoạn thứ 3, vi sinh bắt đầu quá trình nitrat hóa amoni. Hiệu quả của bể này được đo bằng mức độ khử nito, BOD, COD và lưu lượng bùn hoạt tính.

  • Bể lắng 2:

     Các chất sau khi được xử lý ở bể hiếu khí, đồng thời phần vi sinh cũng chết đi sẽ tạo ra cặn, vì vậy nước thải phải một lần nữa chảy qua bể lắng 2.

  • Bể khử trùng:

Tại bể khử trùng, các vi sinh vật gây hại, và lượng vi sinh chảy qua sẽ được xử lý bằng hóa chất khử trùng như: Clo, nước javen,…

  • Bể lọc áp lực:

     Bể lọc áp lực có tác dụng lọc sạch các cặn bẩn, kim loại còn soát lại trước khi nước được thải ra ngoài.

   5. Kiểm tra nước thải

    Tùy theo quyết định phê duyệt DTM hay Bản kế hoạch bảo vệ môi trường mà lấy mẫu nước thải để phân tích theo chu kì. Thông thường sẽ lấy mẫu kiểm tra theo quý. Nước thải dệt nhuộm thải ra ít nhất phải đạt cột B của QCVN 13:2015/BTNMT trước thải vào hệ thống thu gom của KCN.

   Công ty TNHH Môi Trường HSE là doanh nghiệp hàng đầu trong thi công, thiết kế hệ thống xử lý nước thải công nghiệp. Đảm bảo lượng kỹ sư nhiều kinh nghiệm, sẵn sàng tư vấn, giám sát thi công chất lượng công trình.

   Liên hệ ngay 0989079007 để được tư vấn, khảo sát và báo giá thi công HTXL chất thải.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *