1. Cloramine B là gì?
Cloramine B là một hóa chất dùng để tiêu diệt vi khuẩn trên bề mặt như sàn nhà, tay nắm cửa, tay vịn, vật dụng, đồ chơi,… Là nơi chúng ta thường tiếp xúc và rất dễ đưa vi khuẩn, virus vào trong cơ thể. Vì hóa chất này tác dụng nhanh và mạnh nên đang được nhà nước đang khuyến cáo dùng để khử trùng sát khuẩn phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp Corona.
Cloramin B là hợp chất hữu cơ chuyên được sử dụng để diệt khuẩn bề mặt, xử lý nước nhờ sự có mặt của Clo+ có xu hướng hoạt động. Trong cloramin B, sodium benzensulfochleramin là thành phần hóa học chiếm chủ yếu. Công thức hóa học của cloramin B là C6H5SO2NClNa.3H20 với 25% clo hoạt tính.
2. Bảng thông tin tóm tắt hóa chất Cloramine B.
Tên gọi |
Cloramin B |
Tên gọi khác |
Sodium N-Chlorobenzenesulfonamide |
Công thức hóa học |
C6H5SO2NClNa.3H2 |
CAS |
127-52-6 |
Hàm lượng |
25% |
Xuất xứ |
Trung Quốc |
Đóng gói |
25kg/thùng |
Ứng dụng |
– Trong xử lý nước, Cloramin B chủ yếu được dùng cho giai đoạn khử trùng nước: Nước thải, nước cấp, nước bể bơi… – Y tế: Sát trùng, rửa vết thương nhiễm khuẩn – Cộng đồng: Tiệt trùng và tẩy uế các khu vực dịch bệnh bùng phát. – CN chế biến sữa – Nông nghiệp: Sát trùng chuồng trại chăn nuôi, sát trùng nước nuôi thủy sản… – CN chế biến thức ăn cho gia súc… |
Tính chất |
– Dạng bột, màu trắng. – Hút ẩm mạnh, dễ hòa tan trong nước. – Hàm lượng Clo hữu hiệu:≥25%. – Hàm lượng NaOH: ≤8 %. – Độ ẩm : 10-14% |
Lưu ý khi sử dụng |
– Cần tính toán chính xác trước khi dùng làm chất khử trùng đặc biệt là khử trùng cho nước sử dụng làm nước ăn uống, sinh hoạt. Nếu để hàm lượng Clo dư lớn có thể gây độc. – Tính toán thời gian lưu phản ứng để tránh lãng phí hóa chất cũng như đem lại hiệu quả khử trùng tốt nhất. Thời gian phản ứng tối ưu là từ 1-2 h |
Bảo quản |
– Bảo quản và pha chế dùng các thiết bị như thép không rỉ, nhựa, composit – Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát – Khi đã mở nên sử dụng ngay. |
Liều lượng sử dụng |
Áp dụng tính toán hàm lượng Clo hoạt tính sử dụng cho khử trùng theo TCVN 7957-BXD – Đối với nước thải: Clo hoạt tính được tính bằng 3-5 mg/l đối với NT sau xử lý sinh học hoàn toàn – Đối với xử lý nước sạch: Nước mặt từ 2-3mg/l, đối với nước ngầm là từ 0.7-1mg/l; hàm lượng Clo dư không nhỏ hơn 0.3 và không lớn hơn 0.5 mg/l |
3. Hướng dẫn sử dụng Cloramine B.
3.1 Sử dụng Cloramine B trong xử lý nước.
a) Xử lý nước ăn uống.
– Hàm lượng clo hoạt tính của loại Cloramine B dạng bột thông thường là 25%, liều lượng sử dụng 0,1g/10 lít nước.
– Hàm lượng Cloramine B loại viên mỗi viên 0,25g sử dụng cho 25 lít nước.
– Nếu xứ lý nước bằng bột cloramine B, clorua vôi thì theo tỷ lệ sau: 1 m3 nước cần 10g bột.
– Cloramine B 25%. Có thể dùng thìa canh để đong bột hóa chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10g.
Lưu ý: Lượng hóa chất khử trùng này phải được hòa tan đều trong nước và phải để sau 30 phút mới có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun mới uống được.
b) Khử trùng nước giếng đào.
– Giếng đào đã được làm trong bằng phèn chua (loại thường dùng là Phèn kép amoni Nhôm Sulfate (NH4)Al(SO4)2). Sau đó sử dụng Cloramine B để khử trùng.
– Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng phải có nồng độ clo thừa là 0,5 – 1,0 mg/lít.
– Như vậy lượng cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g cloramine B 25%/m3.
c) Khử trùng nước giếng khoan.
– Có thể dùng cloramine B dạng viên hàm lượng theo tỷ lệ sau : 10 lít nước cần 0,1g cloramine B 25% hoặc 10g Cloramien B cho 1 m3 nước. Có thể dùng thìa canh để đong bột hoá chất, mỗi thìa canh đầy tương đương 10 g, như vậy để khử 1m3 nước cần khoảng 1 thìa canh bột cloramine B. Lượng hoá chất khử trùng này phải được hoà tan đều trong nước và để sau 30 phút là có thể dùng được nước. Nước này vẫn phải đun sôi mới uống được.
3.2 Sử dụng Cloramine B trong bệnh viện.
– Khử trùng tay ở khu vực điều trị cách ly bệnh nhân: Tại điểm ra, vào khu vực cách ly và cửa ra vào mỗi buồng bệnh, nếu không có các dung dịch diệt trùng nhanh (cồn, lọ dung dịch khử trùng tay) hoặc nước và xà phòng để rửa tay thì phải có chậu đựng dung dịch hóa chất khử trùng có clo với nồng độ 0,5% clo hoạt tính để ngâm rửa tay (ngâm tay 1 phút, sau đó tráng bằng nước sạch).
– Khử trùng bề mặt, vật dụng: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền nhà, bề mặt đồ vật, vật dụng v.v.
– Thảm chùi chân và giầy dép: Tẩm đẫm thảm chùi chân và giày dép bằng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính, đặt trong 1 khay kim loại giữ nước và để trước điểm ra vào khu vực cách ly và hướng dẫn tất cả cán bộ y tế, người nhà bệnh nhân, bệnh nhân, khách đến thăm phải chùi chân, giầy dép bằng dẫm chân lên thảm tẩm dung dịch này mỗi lần ra vào khu vực cách ly nhằm hạn chế tối đa lây lan mầm bệnh ra bên ngoài.
– Khử trùng bô, chậu ô nhiễm mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm bô, chậu ô nhiễm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong ít nhất 30 phút trước khi đem rửa bằng nước sạch.
– Khử trùng các dụng cụ của bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Ngâm các dụng cụ, quần áo đã sử dụng của bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vào dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính trong 1 – 2 giờ trước khi đem giặt rửa bằng nước sạch.
– Khử trùng buồng bệnh điều trị bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm:Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính để lau nền buồng bệnh, bề mặt đồ vật, vật dụng trong phòng bệnh.
– Khoa phòng điều trị bệnh nhân sau khi tất cả các bệnh nhân ra viện (khử trùng lần cuối): Phải tổng vệ sinh khử trùng nền nhà, tường nhà nơi bệnh nhân điều trị bằng cách phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính (liều lượng phun 0,3 – 0,5 lít/m2), sau đó mới được sử dụng trở lại cho tiếp nhận và điều trị các bệnh nhân khác.
– Xử lý môi trường ô nhiễm khu vực nhà bệnh nhân, khu vực nhà tiêu, cống rãnh, chuồng trại, đường xá, lối đi… tại khu vực ổ dịch: Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại những nơi này với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2.
– Xử lý phân và chất thải của bệnh nhân: Phân và chất thải của bệnh nhân có mang mầm bệnh được khử trùng bằng dung dịch nồng độ 1,25 – 2,5% clo hoạt tính với tỷ lệ 1:1 (ví dụ, 1 lít phân cần xử lý bằng 1 lít dung dịch nồng độ 1,25% clo hoạt tính) trong thời gian ít nhất 30 phút, sau đó đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh hoặc chôn sâu xuống đất cách xa nguồn nước và nhà ở.
– Khử trùng phương tiện chuyên chở bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm: Dùng dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính phun khử trùng phương tiện với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2, để trong 1 giờ sau đó rửa kỹ lại bằng nước sạch.
3.3 Sử dụng Cloramine B trong trường mầm non.
– Các trường mầm non nên vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước, xà phòng, các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramine B.
– Vệ sinh hàng ngày đồ chơi, vật dụng mà trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ hàng ngày bằng nước và xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng hoặc bằng dung dịch Chloramine B 0.25%.
Khử khuẩn:
– Khử khuẩn hàng tuần (trường hợp không có trẻ bệnh): ngâm đồ chơi, vật dụng trẻ tiếp xúc, lau chùi sàn nhà, khu vực sinh hoạt của trẻ bằng dung dịch Chloramine B 0.25%
– Khử khuẩn hàng ngày (trường hợp có trẻ bị bệnh): khử khuẩn phải được thực hiện hàng ngày trong 10 đến 15 ngày bằng dung dịch Cloramine B 0.5%. Đối với vật dụng, đồ chơi của trẻ bị bệnh phải tiến hành khử khuẩn ngay sau khi trẻ vừa chơi hoặc sử dụng xong.
Các bước khử khuẩn đồ chơi, vật dụng, nhà cửa đúng cách:
+ Bước 1: Lau sạch, rửa sạch bụi, chất bẩn trên bề mặt các vật dụng trẻ thường tiếp xúc, sinh hoạt, ngủ, sàn nhà trước khi khử khuẩn.
+ Bước 2: Lau sàn nhà, vật dụng…, ngâm đồ chơi trong dung dịch khử khuẩn đã pha, để trong 10 – 20 phút.
+ Bước 3: Lau lại bằng nước sạch và lau khô. Với đồ chơi của trẻ thì rửa lại bằng nước sạch và phơi khô.
3.4 Sử dụng Cloramine B trong hệ thống nhà vệ sinh trường học.
– Phun dung dịch nồng độ 0,5% clo hoạt tính tại hệ thống nhà vệ sinh với liều lượng 0,3 – 0,5 lít/m2. Định kỳ mỗi tuần phun một lần.
Mọi thắc mắc xin liên hệ Công ty TNHH Môi Trường HSE để được tư vấn giải đáp, cũng như muốn mua hóa chất với giá cả tốt và sản phẩm chất lượng. Hotline : 0989079007