Dịch vụ trám lấp giếng khoan nước ngầm ở Tây Ninh

Công ty TNHH Môi Trường HSE là một đơn vị có đủ năng lực để thực hiện các dịch vụ về sử dụng nước, gia hạn giấy phép khai thác, xả thải, trám lấp giếng khoan không còn sử dụng và thực hiện các dịch vụ khách hàng mong muốn ở Tây Ninh.

  1. Cơ sở pháp lý:

  • Luật 17/2012/QH13 về Luật tài nguyên nước.
  • Thông tư 27/2014/TT-BTN&MT về quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ, cấp gia hạn, điều chỉnh cấp lại giấy phép, tài nguyên nước.
  • Thông tư 72/2017/TT-BTN&MT Ban hành quy định về việc xử lý, tram lấp giếng không sử dụng của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. 

  2. Quy trình thực hiện của Công ty TNHH Môi Trường HSE.

 – Sau đây, chúng tôi sẽ nêu cụ thể về quy trình trám lắp giếng để doanh nghiệp được nắm rõ theo quy định tại quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT về việc Ban hành quy định về việc xử lý, trám lấp giếng không sử dụng.

 – Thời gian thực hiện: 15 ngày làm việc;

 – Trình tự, thủ tục xử lý, trám lấp giếng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy định này như sau:

     + Bước 1: Thu nhận thông tin khách hàng.

     + Bước 2: Tính toán, gửi báo giá khách hàng xem.

     + Bước 3: Khảo sát tình hình giếng khoan cần trám lấp.

     + Bước 4: Gửi giấy xin phép lên cơ quan chức năng có thẩm quyền.

     + Bước 5: Tiến hành trám lấp khi đã có xác nhận của cơ quan chức năng.

     + Bước 6: Hoàn thành công trình, thanh toán chi phí.

  3. Các đối tượng cần trám lấp giếng khoan.

 – Giếng phải trám lấp trong các trường hợp sau: Được quy định cụ thể tại khoảng 1,2 điều 4 quyết định 14/2007/QĐ-BTN&MT.

     + Giếng khai thác nước dưới đất:

  • Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;
  • Giếng nằm trong phạm vi thu hồi đất, giải phóng mặt bằnag mà không có nhu cầu, kế hoạch tiếp tục sử dụng hoặc giữ lại để sử dụng cho các mục đích khác;
  • Giếng không khai thác trong thời gian liên tục từ một (01) năm trở lên mà không có biện pháp bảo vệ giếng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng;
  • Giếng bị hư hỏng không khắc phục được; giếng bị suy giảm lưu lượng, mực nước không thể tiếp tục khai thác, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu sử dụng và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác.

     + Các trường hợp khác:

  • Giếng khoan gây sự cố sụt lún đất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống những người trong khu vực lân cận giếng khoan;
  • Giếng khoan bị sự cố trong quá trình khoan và không thể khắc phục được hoặc giếng khoan chưa hoàn thành nhưng buộc phải thay đổi vị trí khoan;
  • Giếng khoan do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định trám lấp theo quy định của pháp luật; giếng đang tồn tại trên thực tế nhưng không được sử dụng hoặc không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng vào bất kỳ mục đích nào.

  4. Quy trình trám lấp giếng khoan.

  • Khảo sát hiện trạng giếng khoan cần trám: Đường kính, độ sâu của giếng.
  • Tính toán khối lượng cần trám: Đất sét, xi măng, cát,…
  • Lên phương án trám lấp gửi cơ quan quản lý.
  • Đơn vị trám lấp, trám giếng theo đúng tỉ lệ phối trộn: lượng xi măng, lượng sét,…
  • Đổ xi băng, xét theo đúng lượng đã tính toán trong phương án
  • Xây bệ bê tông trên bề mặt giếng
  • Hoàn thành quá trình trám giếng
  • Biên bản trám lấp được xác nhận bởi cơ quan có chức năng (phòng tài nguyên và môi trường)

  5. Các giấy tờ pháp lý cần thiết:

 – Giấy phép kinh doanh của đơn vị sở hữu giếng.

 – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đơn vị sở hữu giếng.

 – Giấy phép khai thác nước giếng khoan.

  6. Chi phí xin phép và thực hiện trám lấp.

 – Công ty TNHH Môi Trường HSE sẽ thực hiện tính toán và gửi báo giá đến khách hàng xem trước. Khi khách hàng đã chốt giá thì bắt đầu thực hiện.  

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *