MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP LỌC NƯỚC NHIỄM PHÈN TỐT NHẤT

Nước bị nhiễm phèn có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Nguồn nước nhà bạn có thể bị nhiễm phèn do đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra, điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng.

– Nước nhiễm phèn luôn là vấn đề nhức nhối của người dân, nếu cứ cô gắng sống chung với nước phèn sau một thời gian ngắn bạn sẽ bị mắc các bệnh về da liễu, đường ruột hay thậm chí là sỏi thận. Bởi vậy không còn cách nào khác bạn cần phải lọc sạch nước phèn trước khi sử dụng. Hôm nay tôi sẽ giới thiệu đến các bạn một vài phương pháp lọc nước phèn khá hiệu quả.
1. Dùng tro bếp để lọc nước phèn:

– Phương pháp này đã được lưu truyền trong dân gian từ ngày xưa. Khá đơn giản, nguyên vật liệu dễ tìm, có thể tận dụng tro bếp là loại chất thải rất thân thiện với môi trường. Cách làm này có thể áp dụng quy mô hộ gia đình, nhất là những vùng người dân đang phải sử dụng nước giếng khoan bị nhiễm phèn. Bạn có thể kiểm tra mức độ nhiễm sắt của nước bằng cách thử với nhựa chuối bằng việc lấy bẹ chuối băm nhỏ, vắt lấy nhựa cho vào mẫu nước thử. Kết quả nếu nước nhiễm sắt sẽ chuyển sang màu đỏ và mức độ nhiễm sắt tăng hay giảm tùy thuộc vào độ đậm của màu nước.Sau đó, tro bếp được cho vào mẫu nước với liều lượng từ 5 đến 10g/l rồi để lắng trong vòng 15 phút. Các phản ứng hóa học xảy ra và hợp chất sắt không tan sẽ bị loại bỏ qua quá trình lọc nước phèn. Nước sau khi để lắng tro bếp sẽ được lọc 2 lần qua cát thạch anh. Sau đó, người dân có thể kiểm tra lại chất lượng nước đã qua lọc sạch nước phèn bằng nhựa chuối hoặc pha với nước chè.

Dùng tro bếp để xử lý
Dùng tro bếp để xử lý nước nhiễm phèn

2. Xây dựng bể lọc nước phèn:

– Tùy theo kích thước và như cầu từng hộ gia đình mà xây dựng bể lọc theo những kích thước khác nhau. Xây dựng bể bằng gạch và xi măng với 3 ngăn: lắng, lọc và chứa.

Trong đó:   + Ngăn lắng có diện tích lớn nhất.

+ Ngăn lọc nhỏ nhất.

  • Ngăn lắng được lắp đặt giàn phun mưa gồm một số đoạn ống có đục lỗ hoặc vòi hoa sen bằng nhựa có trên thị trường.
  • Ngăn lọc có lớp sỏi đỡ dày 10 cm, trên đó là một lớp cát lọc dày 40 cm, trên cùng là một lớp cát mịn dày 20 cm.

Khi bơm từ giếng lên, nước chảy qua vòi sen, xuống bể lắng. Nhờ tiếp xúc với không khí, thành phần sắt trong nước bị oxy hóa. Nước được lắng cặn một phần, đến ngăn lọc, nước được lọc sạch cặn lơ lửng, trở nên trong, theo ống dẫn đến ngăn chứa nước thành phẩm. Hệ thống này lọc được 4 – 5 m3 nước/ngày. Chi phí xây dựng cả hệ thống lọc nước phèn khoảng 3 – 4 triệu đồng. Tùy theo diện tích bạn xây dựng mà chi phí có thể tiết kiệm hơn.

Lưu ý: Khi sử dụng bể lọc nước phèn, mỗi tháng bạn nên có một lần xả cặn, súc rửa ngăn lắng, rửa sạch lớp cát dày khoảng 2 cm trên mặt bể lọc. Sau 6 – 7 tháng thì thay bằng lớp cát sạch trên mặt.

Làm bể lọc nước phèn đơn giản

3. Phương pháp khử sắt bằng vôi.

Khi cho vôi vào nước, độ pH của nước tăng lên. Ở điều kiện giàu ion OH-, các ion Fe2+ thuỷ phân nhanh chóng thành Fe(OH)2 và lắng xuống một phần, thế ôxy hoá khử tiêu chuẩn của hệ Fe(OH)2/Fe(OH)3 giảm xuống, do đó sắt(II) dễ dàng chuyển hoá thành sắt (III). Sắt (III) hyđroxyt kết tụ thành bông cặn, lắng trong bể lắng và có thể dễ dàng tách ra khỏi nước.

Phương pháp này có thể áp dụng cho các nhà máy nước với cả nước bề mặt và nước ngầm. Nhược điểm của phương pháp này là phải dùng đến các thiết bị pha chế cồng kềnh, quản lý phức tạp.

Dùng vôi để xử lý

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *