Tư vấn cấp phép xã nước thải đã xử lý vào nguồn nước – Giấy Phép xã thải
Cơ sở pháp lý để xin giấy phép xả thải, nước thải vào nguồn nước:
- Luật Tài nguyên nước năm 2012;
- Luật Thủy lợi 2017;
- Nghị định số 201/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;
- Nghị định số 80/2014/NĐ-CP về thoát nước và xử lý nước thải
- Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép tài nguyên nước.
Giấy phép xả thải là loại giấy phép cho phép các doanh nghiệp thực hiện việc xả thải đúng quy cách, không gây ô nhiễm môi trường. Để được cấp loại giấy phép này, các doanh nghiệp sản xuất phải làm theo những bước sau:
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin giấy phép xả thải theo quy định của Pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Phải nộp đủ 2 bộ hồ sơ, giấy tờ trong hồ sơ phải được công chứng
– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì tiến hành các thủ tục tiếp theo.
+ Trường hợp hồ sơ thiếu hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại kịp thời.
– Sau khi bổ sung đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn trao cho người xin cấp phép.
– Thời gian tiếp nhận hồ sơ: trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần.
Bước 3: Nhận giấy phép tại bộ phận một cửa thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
– Người đến nhận giấy phép xuất trình giấy hẹn nhận kết quả.
– Tổ chức, cá nhân xin cấp phép xả nước thải vào nguồn nước phải nộp phí và lệ phí, cán bộ thu viết biên nhận thu lệ phí trao cho người nộp.
– Cán bộ tiếp nhận trao giấy phép cho cá nhân và tổ chức xin cấp phép. Và người nhận phải ký nhận giấy phép.
Thời gian trao trả kết quả: trong giờ hành chính theo ngày hẹn.
2. Cách thức thực hiện:
Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước.
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
* Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước nơi tiếp nhận nước thải theo quy định của Nhà nước tại thời điểm xin cấp phép;
– Quy định vùng bảo hộ vệ sinh (nếu có) do cơ quan có thẩm quyền quy định tại nơi dự kiến xả nước thải;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước, kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải; trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước thì phải có báo cáo hiện trạng xả nước thải, kèm theo kết quả phân tích thành phần nước thải và giấy xác nhận đã nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;
– Bản đồ vị trí khu vực xả nước thải vào nguồn nước tỷ lệ 1/10.000;
– Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với trường hợp phải đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật;
– Bản sao có công chứng giấy chứng nhận, hoặc giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai tại nơi đặt công trình xả nước thải. Trường hợp đất nơi đặt công trình xả nước thải không thuộc quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân xin phép thì phải có văn bản thoả thuận cho sử dụng đất giữa tổ chức, cá nhân xả nước thải với tổ chức, cá nhân đang có quyền sử dụng đất, được UBND cấp có thẩm quyền xác nhận;
* Số lượng hồ sơ: 02 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 41 đến 48 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ.
5. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Tài nguyên nước và Khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.
6. Lệ phí (nếu có):
– Phí thẩm định đề án xả nước thải vào nguồn nước:
+ Có lưu lượng nước dưới 100m3/ngày, đêm (300.000 đồng/ đề án)
+ Có lưu lượng nước từ 100 đến dưới 500m3/ngày, đêm (900.000 đồng/ đề án).
+ Có lưu lượng nước 500 đến dưới 2.000m3/ngày, đêm (2.200.000 đồng/ đề án)
+ Có lưu lượng nước 2.000 đến dưới 5.000m3/ngày, đêm (4.200.000 đồng/ đề án).
– Lệ phí cấp phép xả nước thải vào nguồin nước (100.000đồng/giấy phép).
7. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
– Đơn đề nghị cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 01/XNT)
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước ( Mẫu số 02/XNT)
– Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước (Mẫu số 03/XNT)
8. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):